“Quên Nội Dung – Căn Bệnh Thường Gặp Khi Thuyết Trình & 7 Cách Ứng Phó”

Quên nội dung, không biết nói gì tiếp theo. Đây là trường hợp mà nhiều người trong chúng ta gặp phải.
Thứ 1: Đừng “cố, nổ lực” để vắt óc, nhớ ra cho bằng được. Vì não bộ chúng ta hoạt động theo cách lạ lắm, càng nóng vội, càng hối thúc nó nhớ ra thì nó lại càng khó để nhớ ra, càng run thêm, càng rối hơn, càng quên thêm nhiều thứ hơn.
Thứ 2: Đừng vội vàng nói “Xin lỗi” vì chỉ mình bạn biết là mình đang quên. Giả dụ, có người biết thì cũng 1 hoặc 1 vài người, nhưng khi bạn nói “xin lỗi tôi quên..abcd…” thì cả khán phòng đều biết bạn quên. Khi đó, lỗi của bạn càng lớn hơn vì bạn đã “tạo ra môi trường” để người nghe có những suy nghĩtiêu cực” về bạn. Chẳng hạn họ sẽ nghĩ là: bạn không có chuẩn bị, không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp và họ giảm đi niềm tin nơi bạn và rồi từ đó về sau họ sẽ giảm đi sự tập trung trong lắng nghe. Như vậy, đáng lý người nghe chỉ bị “lỡ mất 1 ý, 1 thông tin nhỏ”, thì bây giờ họ “mất nguyên 1 bài trình bày phía sau của bạn”. Lỗi này nặng hơn gấp 100 lần việc bạn quên 1 ít thông tin.
Thứ 3: Hãy cứ bình tĩnh như thể không có chuyện gì xảy ra, nhẹ nhàng, từ tốn hít 1 hơi thở, khi não bộ được cung cấp thêm oxi nó sẽ trở nên “thông minh và nhạy bén” hơn lạ kì.
Thứ 4: Bạn có thể đứng yên 1 chỗ và khoan thai, nở 1 nụ cười mĩm, nhìn lên trần nhà, nhìn xuống nền nhà hoặc nhìn 1 điểm nào đó xa xa ở cuối phòng. Có thể sau đó bạn sẽ nhớ lại những điều cần nói.
Thứ 5: Hoặc bạn cũng có thể đặt 1 câu hỏi bất kì cho 1 người nào đó trong phòng hoặc cho tất cả những người trong phòng. Đặt câu hỏi có 2 mục tiêu: 1 là để người nghe trả lời, 2 là đặt để “chúng ta” cùng suy nghĩ (“chúng ta” ở đây bao gồm cả người nghe và người trình bày).
Thứ 6: Bạn có thể lặng thinh và di chuyển tới 1 điểm nào đó qua bên trái, qua bên phải hay tiến lên phía trước so với nơi bạn đang đứng. Việc di chuyển này giúp trạng thái cơ thể của bạn thay đổi, khi đó não bộ sẽ lại được kích hoạt. Hơn nữa, bạn có thêm thời gian cách hợp lý để suy nghĩ sẽ nói gì tiếp theo.
Thứ 7: Hãy cho phép bản thân mình “bỏ qua luôn” điều mà mình quên và hãy nói điều mà ngay tại thời điểm đó đang xuất hiện trong tâm trí bạn. Ngay cả điều đó không liên quan gì đến nội dung bạn đang trình bày cũng được
Nguyễn Thành Quốc
Nguyễn Thành Quốc
Anh là người sáng lập và điều hành Tâm Tâm Training từ 1/2016. Tâm Tâm Training là tổ chức đào tạo được tin yêu, tập trung nghiên cứu và triển khai những giải pháp về phát triển năng lực trình bày/thuyết trình/đào tạo/huấn luyện/diễn thuyết/hùng biện dành cho các cá nhân và tổ chức.

Các chương trình huấn luyện tiêu biểu được anh Nguyễn Thành Quốc thiết kế và trực tiếp đào tạo

Công thức góp phần tạo nên thành công trong đào tạo của anh Nguyễn Thành Quốc gói gọn trong trong 4 chữ T: Từ Tâm - Tâm Lý - Tâm Huyết - Truyền Cảm Hứng

Chia sẻ:

Bình Luận