UY TÍN CỦA NHÀ ĐÀO TẠO ĐẾN TỪ ĐÂU?

UY TÍN CỦA NHÀ ĐÀO TẠO

Uy tín của nhà đào tạo là một tiến trình phát triển liên tục, bao gồm 2 yếu tố:

  • Uy tín đến từ bên ngoài do vị trí, chức vụ, tài năng, chuyên môn, thành công, tiền tài, bằng cấp…
  • Uy tín đến từ bên trong do tấm lòng yêu thương, đời sống nội tâm thiêng liêng, mục đích và động lực chính trực, từ các phẩm chất, giá trị sâu xa liên hệ đến cuộc sống, có thể truyển cảm hứng và sức mạnh cho người khác. Chính phẩm chất của nhà đào tạo là yếu tố nội tại bền vững, thực sự quyết định việc đào tạo hơn là các yếu tố do chức vụ, bằng cấp, quyền lực bên ngoài mang lại.

Xin đừng tiếp cận công việc này như 1 cái nghề “hái ra tiền” mà nhiều “chuyên gia” vẫn đồn thổi lên hoặc chọn “công việc này như để chữa cháy” trong mùa covid hay vì cái danh hào nhoáng mà anh chị tự huyễn hoặc mình. 
Vì để kiếm tiền, anh chị có thể làm công việc khác còn giúp anh chị kiếm ra nhiều tiền hơn công việc đào tạo này gấp trăm ngàn lần.
Còn nếu để “có 1 công việc chữa cháy” thì càng không nên vì công việc này đòi hỏi sự dày công tâm sức, kiên trì và đầu tư trong 1 quá trình dài. Phải có 1 tình yêu đủ lớn xuất phát từ lòng trắc ẩn muốn giúp người khác thì ac mới vững vàng vượt qua những lúc lung lay ý chí được.


Do đó, khi anh chị đi vào lĩnh vực đào tạo, thì việc không ngừng liên tục nâng cao năng lực chuyên môn là điều quan trọng, nhưng đừng để bằng cấp này, chứng chỉ nọ ám ảnh anh chị, đừng cố gắng chạy theo một “cái chuẩn bề nỗi mà trào lưu xã hội đang áp đặt lên”, cũng đừng lấy đó là thước đo của nghề cao quý này. 
Không có cái bằng nào quan trọng hơn làm Bằng Cái Tâm cả.
Nếu như bằng cấp, địa vị, tài năng của nhà đào tạo chỉ mang đến sự ngưỡng mộ thoáng qua nơi trí nhớ người học. Thì chính phẩm hạnh của nhà đào tạo là chất men xúc tác thúc đẩy sự thay đổi của người học và làm cảm hoá sự “chai sạn” nơi tâm hồn của họ.
Nên việc cần phải dành nhiều thời gian đó là hàm dưỡng tâm hồn của mình. Đây mới là điều cần thiết hơn, quan trọng hơn.
 

Chia sẻ:

Bình Luận