SỨC HÚT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẾN TỪ ĐÂU?

Warren Bennis, Leadership Scholar từng nói:
"Một trong những hiểu lầm nghiêm trọng nhất về lãnh đạo đó là cho rằng những người có sức hút lãnh đạo chỉ có thể là do thiên bẩm. Trong thực tế, điều đó là vô nghĩa. Các nhà lãnh đạo giỏi là do được đào tạo chứ không chỉ là thiên bẩm."
Để trở thành một người lãnh đạo có sức hút có thể mất rất nhiều thời gian, và phải rèn luyện rất nhiều năng lực khác nhau.
Tuy nhiên có những điều đơn giản nhưng sức ảnh hưởng rất lớn mà chúng ta có thể làm ngay bây giờ để từng bước nâng cao sức hút của bản thân trong vai trò nhà quản lý, lãnh đạo, chuyên gia. Đó là nâng cao khả năng ứng khẩu linh hoạt, khả năng trình bày, thuyết trình của mình. 
Dưới đây là 5 điều chúng ta cần lưu tâm:
Thứ nhất. Khi chúng ta là nhà lãnh đạo có khả năng thuyết trình tốt thì tự nhiên ta thấy rằng mình có 1 sự tự tin từ bên trong tỏa ra rất lớn.
Đây là điều rất quan trọng, bởi lẽ theo 1 nghiên cứu cho thấy, để có thể gia tăng sức hút của nhà lãnh đạo đến người xung quanh, thì tự tin chính là yếu tố nền tảng. Do đó, chúng ta hãy tự đánh giá sự tự tin của bản thân, nếu thiếu, hãy rèn luyện nó mỗi ngày. Và tất nhiên, hãy rèn luyện và nâng cao kỹ năng của mình ngay bây giờ.
 


Thứ hai: Hãy để ý đến dáng đứng của chúng ta mỗi khi trình bày, phát biểu, chia sẻ với nhân viên, khách hàng, đối tác của mình.


Nếu như chúng ta có thói quen đứng chân nghĩ, chân nghiêm, tay khoanh trước ngực, tay bắt chéo để phía dưới, khom lưng v.v...Hãy thay đổi ngay, vì đó là những tư thế làm chúng ta giảm đi uy tín, niềm tin, sự thân thiện trong lòng người đối diện.
Với tư thế chân nghỉ chân nghiêm thì ngay lập tức khi người khác nhìn vào anh/chị họ thấy ngay sự mất cân bằng, chênh vênh, thiếu vững vàng. Hãy để 2 chân thẳng, trọng lực dồn đều lên 2 chân, chân dang rộng gần bằng vai, 2 gót chân cách nhau khoảng 1 cái nắm đấm của tay bạn ( đối với Nam), đối với các chị hãy tập cách đứng ở tư thế 10h-12h và 12h-2h.
Nếu anh/chị đang đứng khom lưng, hãy thay đổi vì tư thế này thể hiện sự bất an, không tự tin, trạng thái đang tiêu cực, với tư thế này sẽ làm mất đi năng lượng của anh/chị. Hãy đứng thẳng chân, thẳng lưng, khi đó người nhìn vào sẽ thấy rằng anh/chị đang rất tự tin, đầy năng lượng và uy tín.


Thứ ba: Khi trình bày trong hãy chú ý giao tiếp ánh mắt với người nghe.
Giao tiếp bằng mắt là một yếu tố rất quan trọng trong việc trở thành một lãnh đạo có sức hút. Việc chúng ta nhìn vào mắt người đối diện tạo ra một ấn tượng tích cực trong họ về sự tự tin và chân thành của anh chị. 
Một trong nhưng thách thức, sai phạm mà chúng ta gặp phải khi giao tiếp bằng ánh mắt đó là:
Nhìn chằm chằm, vào mắt người đối diện. Điều này làm cho họ cảm thấy không tự nhiên, cảm giác ngại ngùng. Hoặc chúng ta nhìn 1 cách lướt qua, khiến người nghe cảm thấy rằng mình không chân thành, không quan tâm đến họ. Hôm rồi, trong buổi đào tạo thuyết trình ( live – online) cho các anh chị là manager, leader, trainer, coach…Quốc có chia sẻ về “6 căn bệnh” thường gặp khi sử dụng ánh mắt trong giao tiếp, thuyết trình và “6 toa thuốc” để điều trị thì hầu hết học viên đều vỡ òa vì trước giờ họ không hề để ý tới những điều này, và họ phát hiện ra rằng trước đây mình đã “làm không tốt”. Họ tin rằng khi áp dụng vào trong quá trình giao tiếp, bán hàng, thuyết trình, áp dụng trong môi trường kinh doanh cũng như cuộc sống hàng ngày sẽ giúp họ rất nhiều.
Quốc nhớ năm 2018 có coaching chuyên sâu cho 1 lãnh đạo cấp cao về kỹ năng thuyết trình, vị ấy chia sẻ rằng không hiểu vì sao nhân viên các phòng ban rất e dè, sợ sệt việc phát biểu trong cuộc họp. Quốc nói anh ấy hãy thực hiện mẫu lại 1 đoạn ngắn 1 bài trình bày trong cuộc họp gần nhất. Sau khi nghe anh ấy trình bày, Quốc phát hiện ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của anh ấy với người nghe. Trong đó có yếu tố ánh mắt, anh ấy có thói quen hơi cuối mặt xuống 1 chút, 2 tay để lên bàn họp, mắt nhìn “chằm chằm”, 2 cặp lông mày nhíu lại. Với cách biểu hiện như thế thì chẳng khác gì “Hitler thuyết trình trước đội quân chuẩn bị ra chiến trận”.
Sẽ chẳng ai cảm thấy thoải mái nếu như có ai đó nhìn chằm chằm mình hồi lâu cả.
Chỉ nên nhìn vào mắt người nghe trong khoảng 3 đến 5 giây thôi. Nhìn trực tiếp vào mắt ai đó lâu quá sẽ dẫn đến cả 2 không thoải mái.
Chúng ta lưu ý là trên gương mặt mỗi người có "1 vùng an toàn" sẽ giúp chúng ta có thể đưa ánh mắt cách tự nhiên hơn. Vùng an toàn đó được xác lập bằng 1 hình tròn, với tâm là điểm giao của 2 đầu cặp lông mày, đường tròn đi qua 2 đuôi của cặp lông mày, qua môi trên, qua chân tóc ở chán. Chúng ta linh hoạt đổi và đưa mắt nhìn những điểm khác nhau bên trong "khu vực an toàn" đó thì cả người nghe và anh/chị sẽ đều cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.


Thứ tư: Làm chủ ngôn ngữ đôi bàn tay.
Đây là điều tưởng chừng đơn giản, nhưng để tạo thành thói quen thì cần phải rèn luyện nhiều. Cử chỉ của đôi bàn tay rất quan trọng khi chúng ta trình bày, giao tiếp.
Nó không những thể hiện sự tự tin, mà còn giúp người nghe dễ dàng hiểu thông điệp chúng ta muốn truyền tải. Hơn thế nữa, đôi bàn tay chính là yếu tố tạo sức cuốn hút lạ kỳ cho người đối diện. Hãy luyện tập.
Và lưu ý, hãy thôi sử dụng ngôn ngữ tay theo kiểu “chạp điện”, giật giật tay lên xuống, chém cá chém thớt, vung tay loạn xạ như rất nhiều lãnh đạo, chuyên gia, diễn giả. Ngôn ngữ cơ thể phải biểu lộ được trạng thái cảm xúc nội tâm, có chủ đích và đồng nhất với ngôn từ chúng ta dùng, không dùng lung tung được.
 


Thứ năm: Biểu lộ cảm xúc trên gương mặt.
Biểu cảm trên gương mặt chính là lột tả cảm xúc nội tâm ra bên ngoài. Do đó, khi vui thì mặt phải vui, khi hào hứng thì mặt thể hiện sự hào hứng, khi ngạc nhiên hãy thể hiện sự ngạc nhiên. Hãy giúp người nhìn thấy những gì ta đã thấy, nghe thấy những gì ta đã nghe và cảm nhận những gì ta cảm nhận v.v... Đừng để gương mặt chúng ta rơi vào trạng thái giống như tựa để 1 bài hát của ca sĩ Hồ Quang Hiếu "Không Cảm Xúc" hoặc khuôn mặt "chảy xệ".



Nguyễn Thành Quốc| Founder Học Viện Thuyết Trình Từ Tâm - Chuyên Đào Tạo Thuyết Trình
 
#Thầy_Từ_Tâm
#Học_Viện_Thuyết_Trình_Từ_Tâm
#Chuyên_Đào_Tạo_Thuyết_Trình

Chia sẻ:

Bình Luận