Sử Dụng Sự Im Lặng Đúng Cách Trong Thuyết Trình

Khi viết một lá thư cho ai đó, bạn sẽ phải sử dụng dấu chấm, phải không nào?
Khi nói, chúng ta cũng dùng dấu chấm nhưng ở một dạng khác. Người ta nghe thấy những dấu phẩy và dấu chấm thay vì đọc chúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không ở đó – chắc chắn là có.
  • Chúng phải có mặt trong một bài thuyết trình. Việc chúng ta ngưng, nghỉ trong khi nói là cực kỳ quan trọng để người nắm bắt tối đa những lời nói đó. Hơn nữa, khi chúng ta phát biểu trong một khoảng thời gian lên tới vài phút, rất khó giữ sự chú ý của khán giả mà không có sự ngưng nghỉ chính xác trong lời nói. Nói cách khác, tôi tin rằng chúng ta phải cảm thông với khán giả của mình.
  • Chúng ta phải nhận thức được rằng việc lắng nghe một ai đó diễn thuyết nhiều hơn vài phút là rất khó và gần như là không thể nếu họ không ngưng, nghỉ một cách hiệu quả. Vậy nên chúng ta phải giúp khán giả theo dõi bài thuyết trình của mình.
  • Chúng ta làm việc này như thế nào? Chúng ta phải bỏ đi điều gì để ngắt nghỉ những suy nghĩ của mình hợp lý?
Câu trả lời là: rất nhiều. Hãy cùng nhau lướt qua danh sách và diễn giải đôi chút cách áp dụng một số điều trong đó.
Tạm ngừng
Điều gì xảy ra trong phòng khi chúng ta tạm ngừng? Khán phòng sẽ trở nên im lặng. Với hầu hết mọi người, điều này thật kinh khủng. Hầu hết chúng ta sợ sự im lặng, đó là lý do tại sao chúng ta nói quá nhanh và cố gắng lấp đầy khoảng thời gian cho phép của mình bằn âm thanh.
Đây là một lỗi rất nghiệp dư và khiến chúng ta lộ rõ vẻ lo lắng, sợ hãi. Không tự tin và mạnh mẽ. Người ta thường không muốn làm việc với những người lo lắng và sợ hãi. Tôi thấy diều này rất nhiều ở những người trẻ. Nhiều người trẻ tuổi nói quá nhanh để bắt đầu nhưng rồi họ giải quyết vấn đề bằng cách dồn rất cả các từ với nhau thành một loạt câu liên tục, từ đó biến thành những đoạn dài dằng dặc cho đến khi không hiểu họ đang nói gì. Khi tôi nhắc nhở họ điều này, hầu như lúc nào họ cũng nói: “Ừm, tôi muốn kết thúc cho xong”.
Thật là một phương pháp tuyệt vời để tiếp cận một bài thuyết trình, đúng không? Tại sao lại không bỏ qua tất cả ngay từ đầu chứ? Việc đó thậm chí còn dễ hơn. Tất nhiên, suy nghĩ đó quá ngu xuẩn, không đáng để bàn cãi thêm nhưng tôi đã thấy tình trạng này suốt trên khắp nước Mỹ. Những bạn trẻ này sẽ khá hơn rất nhiều nếu họ chỉ cần nói chậm lại và ngừng nghỉ hợp lý.
Đừng thay đổi bất kỳ điều gì khác. Chỉ cần dừng lại một hoặc hai nhịp là được. Sự im lặng sẽ giúp các bạn. Sự im lặng sẽ khiến bạn xuất hiện với vẻ tự tin và làm chủ. Do đó, đừng sợ im lặng.
Sự im lặng chính là bạn của chúng ta.
Bằng cách tạm ngưng sau mỗi suy nghĩ hoặc câu quan trọng, chúng ta đang cho mọi người thấy mình đang tự tin.
Nhưng, sự thật quan trọng nhất về sử dụng im lặng chính là: Con người có xu hướng nhớ điều cuối cùng diễn giả nói trước khi im lặng. Vậy hãy nêu một trong những điểm mấu chốt của bạn rồi tạm ngưng. Đợi một hoặc hai nhịp rồi tiếp tục với ý tưởng tiếp theo. Đây là một kỹ thuật rất quan trọng mà chúng ta cần thông thạo bởi nó nói cho khán giả biết một cách chính xác điều chúng ta muốn họ suy nghĩ.
Sử dụng sự im lặng để ngắt nghỉ là một trong những kỹ thuật đơn giản nhất mà bạn có thể sử dụng để ngay lập tức trở thành một diễn giả hay hơn.
Quan trọng hơn, bạn thật sự sẽ là một diễn giả xuất sắc hơn bằng cách cho khán giả biết những ý tưởng nào là then chốt.
Những suy nghĩ then chốt nên được phát biểu như thể chúng là những tít chính của bạn. Thực tế, tôi luôn cố gắng phát biểu bằng những tít chính. Không có phần thân bài. Lúc này, tôi sẽ phá vỡ quy tắc đó thường xuyên khi cảm thấy một nguy cơ lạc đề nào đó có thể giúp mình trình bày vấn đề một cách rõ ràng hơn, nhưng sẽ lại nhanh chóng quay trở lại những tít chính.
Hãy xem một bài thuyết trình về MacWorld của Steve Jobs trên mạng. Ông ấy hầu như chỉ nói toàn tít chính. Việc sử dụng sự im lặng khiến khán giả cảm thấy bớt căng thẳng từ âm thanh không dứt và cho họ biết, một cách tinh tế, rằng bạn tin vào những ý tưởng của mình.
Đây là một trong những kỹ thuật đơn giản để truyền tải thông tin với sự Rõ ràng, Thuyết phục và Uyển chuyển.
Nguồn: Trích từ sách Nghệ Thuật Thuyết Phục Đỉnh Cao
 
Chia sẻ:

Bình Luận