Kêu Gọi Người Nghe Hành Động - Cách Kết Thúc 1 Bài Trình Bày Đầy Cảm Hứng

Bạn thường kết thúc 1 bài trình bày như thế nào?
Đâu là cách để kết thúc 1 bài trình bày đơn giản nhưng lại tạo sức ảnh hưởng cao đến người nghe?
Có rất nhiều phương pháp để Kết Thúc 1 Bài Trình Bày, trọng phạm vi của bài chia sẻ ngắn này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về 1 phương pháp để kết. thúc bài trình bày thật ấn tượng và đạt hiệu quả cao. 
Đó là sử dụng phương pháp: CALL TO ACTION – Kêu gọi người nghe hành động
Theo Quốc thì lời kêu gọi hành động có thể được xem là phần quan trọng nhất trong bài trình bày. Vì, dù chúng ta có trình bày về 1 chủ đề bất kỳ nào đi chăng nữa, trước đối tượng người nghe nào đi chăng nữa thì cuối cùng chúng ta cũng mong muốn người nghe sẽ có hành động gì đó.
Nếu  bạn trình bày trong buổi bán hàng thì điều bạn mong muốn người nghe sẽ làm có thể là: Đồng ý gặp bạn thêm 1 lần nữa, đồng ý đến tham dự buổi hội thảo do công ty bạn tổ chức, đồng ý sử dụng thử sản phẩm của công ty bạn, đồng ý kí hợp đồng với bạn v.v  
Nếu bạn trình bày trong 1 cuộc họp với đội ngũ nhân sự công ty/phòng ban/ban lãnh đạo cty bạn…thì 1 kết quả bạn muốn có là: Họ sẽ cùng bạn thực hiện kế hoạch đó, cty chi ngân sách để bạn thực hiện dự án, họ cung cấp thêm 2 nhân sự để hỗ trợ bạn v.v…
Bạn sẽ thành công nếu người nghe biết đươc chính xác họ cần phải làm gì sau khi nghe bạn trình bày. Do đó, nhiệm vụ của bạn là cần nói cho người nghe cụ thể và chính xác điều họ nên làm, cần làm, điều bạn muốn họ làm.
Bây Giờ Chúng Ta Sẽ Đi Vào Từng Phần Cụ Thể Nhé! 
1. 3 điều kiện cần có trước khi đưa ra “lời kêu gọi hành động”
- UNDERSTAND: Đảm bảo rằng người nghe đã hiểu rõ thông điệp bạn trình bày.
- INTEREST: Đảm bảo rằng người nghe đang trong trạng thái hứng thú với nội dung bạn chia sẻ.
- TRUST: Cảm nhận được người nghe đã tin tưởng ở bạn.
2. Hãy xem xét “lời kêu gọi hành động” đó đã có 3 yếu tố này chưa
- POSSIBLE: Những hành động bạn đề xuất phải khả thi. 
- SIMPLE: Hãy làm cho lời kêu gọi hành động của bạn trở nên dễ dàng để nghe theo, trở nên đơn giản để thực hiện. 
- SHORT: Lời kêu gọi hành động cần ngắn gọn, không dong dài, đi thẳng vào vấn đề. 
3. Cách tạo ra cấu trúc cho 1 “lời kêu gọi hành động”
Để tạo ra một cấu trúc hay và thuyết phục người nghe trong phần kêu gọi hành động, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi liên quan tới:
- SHOULD: Điều người nghe nên làm? Hoặc WANT: Điều bạn muốn đạt được?
- BENEFIT: Họ được lợi ích gì khi hành động?
- IMPACT: Nếu họ hành động/không hành động thì tác động tốt/xấu gì đến họ?
Note:
Các Anh Chị nên đọc kỹ ít nhất 3 lần phần gợi ý bên trên, vì sẽ giúp anh chị hiểu rõ cách để tạo ra 1 “Lời kêu gọi hành động” hiệu quả.
Sau đó, hãy nghĩ đến bài trình bày gần nhất của bạn?
Và dành 3’ để viết ra giấy “lời kêu gọi hành động”, nó sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin, đầy hứng thú trong phần kết của bài trình bày tới đây.
Chúc Anh Chị ứng dụng thành thạo và đạt kết quả như mọng đợi.
Anh Chị Em có thể tìm các bài viết hay khác về chủ đề thuyết trình tại trang này:
https://www.facebook.com/KnowledgeSeeder/
By:#KnowledgeSeeder
Nguồn: Nguyễn Thành Quốc
Nguyễn Thành Quốc
Anh là người sáng lập và điều hành Tâm Tâm Training từ 1/2016. Tâm Tâm Training là tổ chức đào tạo được tin yêu, tập trung nghiên cứu và triển khai những giải pháp về phát triển năng lực trình bày/thuyết trình/đào tạo/huấn luyện/diễn thuyết/hùng biện dành cho các cá nhân và tổ chức.

Các chương trình huấn luyện tiêu biểu được anh Nguyễn Thành Quốc thiết kế và trực tiếp đào tạo

Công thức góp phần tạo nên thành công trong đào tạo của anh Nguyễn Thành Quốc gói gọn trong trong 4 chữ T: Từ Tâm - Tâm Lý - Tâm Huyết - Truyền Cảm Hứng

 
 
Chia sẻ:

Bình Luận