Giao Tiếp Ánh Mắt – Kỹ Thuật Quyền Lực Nhất Trong Trình Bày (Phần 1)

Giao tiếp bằng mắt
Một trong những kỹ thuật quyền lực nhất mà chúng ta có, không chỉ để tạo ra kết nói cảm xúc với khán giả mà còn ngắt, nghỉ hợp lý, chính là giao tiếp bằng mắt. Nếu muốn kết nối với khán giả và chắc chắn chúng ta nên như vậy nếu muốn thuyết phục họ bất cứ điều gì, chúng ta cần giao tiếp bằng mắt với từng người trong phòng. Có 5.000 người trong phòng tiệc tại Vegas nên điều này có lẽ là không thể. Nhưng bạn vẫn phải nhìn vào đám đông như thể đang giao tiếp bằng mắt với từng cá nhân vậy.
Bắt đầu từng câu nói của mình bằng việc nhìn thẳng vào mắt một ai đó.
Đổi ánh nhìn sang một người khác khi bạn đã trình bày hoàn tất suy nghĩ đó, hoặc có thể đổi sang người khác khi hết câu.
Việc này sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn trong cách nhìn nhận của người khác về bạn với tư cách là một diễn giả. Và đó là múc tiêu cưới cùng mà, đúng không nào?
Một lợi ích quan trọng khác trong việc giao tiếp bằng mắt chính đáng – tức là dùng để ngắt, nghỉ hợp lý – là nó cho phép chúng ta rà soát được khán phòng. Xin nhớ rằng, thậm chí dù bạn có thể đang thể hiện thậm chí gần hết phần thuyết trình, bạn vẫn cần cảm nhận những người trong phòng bằng cả tai và mắt. Điều bạn nhìn ra có thể tạo một sự khác biệt đáng kể cho kết quả của bài thuyết trình. Dưới đây là một chia sẻ của Cindy Gallop về một điều bà nhìn thấy khi đang trình bày trước một khách hàng.
Khi trình bày, điều tôi quan trọng chính là bạn phải đọc được khán giả của mình – thông qua ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, phong thái…- để biết những điều mình đang nói được tiếp thu như thế nào.
Nếu dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không được hiểu đúng đang càng lúc càng trở nên rõ ràng, đừng e ngại làm một việc gì đó ngoài dự tính thay vì tiếp tục bài thuyết trình cho đến hết mà không đạt được mục đích mong muốn.
Nhớ lại những ngày đầu tại BBH New York, chúng tôi đang thuyết phục một khách hàng và tôi càng lúc càng thất rõ những điều chúng tôi đang xuống dốc, phản ứng của khách hàng rất lạnh nhạt. Tôi dừng bài thuyết trình giữa chừng và nói:
“Thưa các bạn -  rõ ràng là các bạn không hài lòng với những gì chúng tôi đang nói. Vậy thì chúng ta sẽ dừng ở đây và trò chuyện về vấn đề này nhé”.
Hóa ra đã xảy ra sự hiểu nhầm trong phân chỉ dẫn mà chúng tôi đã đi lạc để bề mặt phương pháp tiếp cận. Chúng tôi đã không có được thương vụ đó nhưng ít nhất đã kết thúc bài thuyết trình một cách thân mật sau khi xác định được điều gì đã sai.
- Cindy Gallop, nhà sáng lập của If we Ran The World, nguyên Chủ tịch của BBH New York
Dưới đây là một ví dụ về việc giao tiếp bằng mắt hiệu quả có thể thay đổi cách người khác nhìn nhận bạn như thể nào. Tôi đang làm việc với một nhóm giám đốc sáng tạo tại Toronto vào một buổi sáng.
- Giám đốc điều hành của công ty ngồi đó chỉ để xem mọi người sẽ làm gì vì đó là lần đầu tiên tôi có mặt tại công ty. Ông ấy phải ra ngoài họp vào giữa buổi sáng nhưng đã quay lại vào buổi chiều , khi nhân viên của ông đang trình bày sản phẩm của họ .Trong giờ nghỉ ,ông gọi tôi ra một góc và nói: “ Ôi. Thật cảm ơn anh quá. Họ đã tiến bộ vượt bậc. Anh làm như thế nào đấy ? " 
- Tất cả những gì tôi đã làm là buộc mọi người luyện tập việc giao tiếp bằng mắt một cách hiệu quả. Họ đã nhìn vào mắt vị giám đốc điều hành khi trình bày sản phẩm của. Đó là điểm khác biệt duy nhất.
Không nhất thiết phải nhìn vào ai đó toàn bộ thời gian trình bày . Điều này có thể trở nên quái dị. Nhìn lên trên trời để tìm cảm hứng hay phóng tầm mắt ra ngoài cửa sổ để khen ngợi cảnh quan một chút cũng không sao . Việc nhìn quan là điều hết sức tự nhiên. Nhưng khi có một điều gì đó quan trọng muốn nói, bạn phải nhìn vào một ai đó.
Nguồn: Trích từ sách Nghệ Thuật Thuyết Phục Đỉnh Cao
 
Chia sẻ:

Bình Luận