Đỉnh Cao Của Kỹ Năng Thuyết Trình Là Kể Chuyện

Ngày nay, kỹ năng thuyết trình không chỉ là “nghề riêng” của diễn giả, hay của những tập đoàn lớn. Mà ngay trong học sinh, sinh viên cũng phải làm những bài báo cáo bằng thuyết trình Power point.
Hay nhân viên của một công ty cũng phải kinh qua việc phát biểu với phòng ban về một ý tưởng, kế hoạch. Kỹ năng thuyết trình dần dần trở thành “một phần công việc” trong cuộc sống.
Trong bài viết "Đỉnh cao của kỹ năng thuyết trình là kể chuyện" bạn sẽ nhận được một công thức để thuyết trình hữu dụng. Chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Có thể bạn chưa biết: Bryan Stevenson – diễn giả được khán giả đứng lên hoan hô lâu nhất trong lịch sử TED đã dành 65% thời gian thuyết trình chỉ để … kể chuyện.
Cũng trên TED, mỗi diễn giả khi bước lên khán đài đều có những cách thuyết trình riêng. Họ đều có ưu điểm. Song, điều làm nên thành công của buổi thuyết trình là dấu ấn nó để lại. Việc học từ những diễn giả nổi tiếng ít nhiều sẽ giúp chúng ta trang bị được một phần nào đó kỹ năng thuyết trình này. Nhưng mà, phải học những gì?
Xu hướng thuyết trình nổi bật và được đánh giá cao nhất chính là: Dẫn dắt một câu chuyện thu hút sự quan tâm của người nghe. Sau đó đưa ra một loạt các số liệu và dẫn chứng thuyết phục để tạo dấu ấn.
Ví dụ: Màn thuyết trình của Jon Jaidan dường như gần 15 phút chỉ để kể chuyện với các thính giả về những chiêm nghiệm cuộc đời ông. Những lập luận rất đơn giản, ví dụ minh họa của không đến nổi hài hước. Nhưng khi ông kết thúc “bài nói” thì mọi người đều nhớ đến ông!
Kết hợp ngôn ngữ cơ thể vào thuyết trình
Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể đã được chứng minh bằng khoa học. Tuy vậy, có thể do vụn về hoặc do không biết đến mà nhiều lúc chúng ta thường đứng trơ ra như khúc gỗ và … không ngừng nói. Cùng một nội dung thuyết trình, song, người biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể lẽ tất nhiên sẽ thu hút hơn nhiều.
Đầu tiên hãy quan tâm đến hai tay. hãy để hai bàn tay trên bụng một chút, tưởng tượng như bạn đang cầm quả bóng. Tư thế này cho thấy bạn tự tin và kiểm soát tốt.
Đôi mắt của bạn. Thường xuyên đổi vị trí nhìn, cố gắng nhìn thật bao quát, không nên tập trung vào một khu vực nào quá lâu.
Miệng. Miệng luôn biểu cảm theo nội dung của bài thuyết trình. Điều này giúp bài thuyết trình chân thật hơn.
Tận dụng sức mạnh của ngôn từ
Nếu một ý tưởng bạn phải mất 1 trang giấy để trình bày. Với chuyên gia họ sẽ mất ¼ trang giấy. Còn với người có thực tài chỉ cần 1 câu nói. Điều này rất quan trọng trong buổi thuyết trình. Đó chính là yếu tố thời gian. Người nước ngoài thường đi thẳng vào vấn đề trong khi người Việt chúng ta thường quanh co, giới thiệu hoành tráng. Hoành tráng thì ít thấy song nhàm chán thì thấy thừa.
Từ ngữ cô đọng và xúc tích chính là cái mà người nghe cần. Diễn giả tôn trọng thính giả của mình bằng cách không để cho thời gian của họ mất đi chỉ vì nghe những từ sáo rỗng. Ngôn từ mang ý nghĩa hành động, hoặc ý nghĩa đồng cảm thu hút sự quan tâm của độc giả gấp đôi bình thường.
Đi từ kể chuyện đến trò chuyện
Đỉnh cao của thuyết trình là kể chuyện. Tuy vậy, chúng ta không thể kể chuyện hoài từ đầu đến cuối được. Riêng trường hợp ở trên của Bryan Stevenson là ngoại lệ, vì ông ta rất khác người và câu chuyện của ông ta dường như chưa từng bao giờ xuất hiện ở Âu Mỹ nên mới thu hút người nghe.
Để trò truyện một cách tự nhiên trên khán đài, cách đơn giản nhất như thế này:
Kính thưa quý vị! Qua những gì tôi đã trình bày, liệu rằng chúng ta có thể cứu trái đất này trước tình trạng ô nhiễm không?
(tạo khoảng lặng khoảng 3 giây để lướt mắt nhìn thính giả)
Hai chúng ta sẽ phải bỏ mặt tất cả! Để con cháu chúng ta sống trong môi trường dơ bẩn?
(dừng khoảng 2 – 3 giây)
Có một cách để giải quyết TRIỆT ĐỂ vấn đề…
Bạn đã thấy được công thức gì chưa?
Nội dung thuyết trình phải có tính sáng tạo, mới mẻ
Nếu nội dung của bạn không phải độc nhất, thì hãy sáng tạo. Đây cũng là một phần trong việc vận dung ngôn từ. Nếu không thể nói sâu hơn thì hãy bàn rộng hơn. Nếu không thể bàn rộng hơn thì hãy dẫn chứng cụ thể hơn. Thậm chí, nếu không dẫn chứng cụ thể hơn thì có thể dẫn chứng mới hơn.
Ngay từ phần “Có thể bạn chưa biết” phía trên nó được rất nhiều trang chia sẻ và hoàn toàn không mới. Những dẫn chứng về bài thuyết trình của Jon Jaidan rất hay và từ đầu đến cuối đều mang tính chất chiêm nghiệm, kể chuyện và chia sẻ thì chưa có một trang kỹ năng nào dẫn chứng cho mục thuyết trình!
Tạo ra những khoảng lặng cho người nghe
Một câu chuyện cần có những ngắt quãng. Những ngắt quãng làm cho người nghe có thời gian để xử lý những thông tin họ vừa nhận được. Khi họ thấy đồng tình ắt hẳn họ sẽ lắng nghe bạn để tìm ra nhiều điều thú vị hơn nữa. Nếu một bài thuyết trình ngắn (dưới 5 phút) thì cần 2 khoảng dừng.
Nếu một bài thuyết trình dài (từ 5 phút đến tối đa là 18 phút) thì cần ít nhất 3 khoảng dừng.
Hãy nhấn mạnh những số liệu quan trọng và sau đó là một khoảng ngắn dừng lại. Hãy tận dụng khoảng ngắn này quét mắt lên các thính giả của bạn! Điều này rất thú vị.
Thêm gia vị cho buổi thuyết trình
Sự hài hước là yếu tố quan trọng nhất trong kỹ năng thuyết trình. Một bài thuyết trình mà không có một tiếng cười nào thì thật là tẻ nhạt.
Hãy nhìn Steve Jobs, chúng ta không được như Steve hay những người nổi tiếng khác. Mỗi khi ông ấy xuất hiện thì đã có hàng vạn câu chuyện về ông ta. Vì ông ta là minh chứng sống cho những điều ông ta nói. Ông ta xuất hiện, thì những gia vị thâm trầm mang mác, bi thương, thất bại, và thành công cũng xuất hiện theo.
Hãy nhớ, sự hài hước thì sẽ chóng quên, nhưng cảm giác thất bại thì luôn ám ảnh người nghe. Chính vì vậy họ sẽ tò mò muốn biết bằng cách nào bạn đã thành công!
Hãy là chính bạn
Dù bạn có học được nhiều điều hay từ các diễn đã trên TED hay các diễn giả nổi tiếng ở Việt Nam thì cũng đừng “bắt chước” họ một cách quá đà. Hãy là chính bạn. Đừng để người nghe chỉ nhớ đến một vài con số, dẫn chứng trong bài thuyết trình. Bạn hãy để họ nhớ đến bạn. Chỉ khi họ nhớ đến bạn thì họ mới tìm hiểu về bạn, sản phẩm dịch vụ của bạn. Rồi với những giá trị bạn show ra trong buổi thuyết trình họ sẽ quyết định có đặt lòng tin vào bạn hay không! Thử nghĩ, nếu bạn mang bóng dáng của một diễn giả nào đó thì họ sẽ phát hiện ngay. Và họ sẽ tìm đến sản phẩm của những người kia thay vì của bạn.
Với những phương pháp trên bạn có thể kể lên câu chuyện của chính bạn chứ không phải của ai khác. Một câu chuyện trở nên thuyết phục với đầy đủ gia vị, sự tôn trọng, nội dung mới mẻ, và quan trọng là dấu ấn của chính bạn. Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình của bạn nhiều hơn nữa để trở nên thuần thục nhé!
Nguồn: Sưu Tầm
Chia sẻ:

Bình Luận