Cấu Trúc Của Một Bài Diễn Thuyết Thành Công (Phần 1)

Cũng như mọi câu chuyện, mọi bộ phim, mọi chương trình truyền hình hay mọi bài hát, bất cứ bài diễn thuyết nào cũng cần có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết. cấu trúc này sẽ giúp vấn đề bạn đề cập đến được sang rõ, logic và liền mạch. Vậy, bạn nên trình bày những gì trong ba phần này
1. Phần mở đầu: Thu hút sự chú ý của khán thính giả
Làm thế nào để thu hút được chú ý của khán thính giả ngay từ những phút đầu tiên? Bạn có thể sử dụng một trong những cách sau đây:
a. Bắt đầu bằng những câu hỏi ngắn hay những câu hỏi kiểu “ đúng- sai
Trong các buổi hội thảo, tôi thường “ làm nóng” khán phòng bằng cách hỏi cử tọa những câu đại loại như sau:
Đã bao giờ quý vị cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng khi tham dự một buổi hội thảo với rất nhiều người lạ mặt chưa? Nếu “có”, xin quý vị vui long giơ tay lên.
Việc đưa ra những câu hỏi dễ trả lời sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của khán thính giả, từ đó bạn có thể dễ dàng hướng họ đến những vấn đề mình cần nói.
b. Trích dẫn số liệu thống kê đầy ấn tượng, hoặc đưa ra thông tin đáng tin cậy
Đối với các khán thính giả là những nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp khó tính, việc đưa ra những vấn đề hóc búa, những sự kiện nổi bật là cách tốt nhất để thu hát sự chú ý của họ. Chẳng hạn, trong một bài thuyết trình về đề tài “giữ khách hàng”, bạn có thể bắt đầu như sau:
Tin tức mới nhất trên tờ Harvard Business Review cho thấy, có trên phân nửa số đại diện bán hang xuất sắc khi nhảy việc đã mang theo những khách hang tốt nhất của họ từ công tu cũ sang công ty mới”.
Khi trích một nguồn tin nào đó, hãy chắc rằng thông tin và con số cụ thể chứa đựng trong nguồn tin đó là chính xác. Không gì có thể đánh mất lòng tin của khán thính giả, cũng như sự tự tin ở người thuyết trình, nhanh bằng việc bị phát hiện sử dụng nguồn thông tin sai lạc, hoặc không thể xác định nguồn gốc dẫn chứng đưa ra.
c. Chia sẻ kinh nghiệm hoặc kể lại câu chuyện của bản thân
Mở đầu bài thuyết trình của bạn bằng một câu chuyện cá nhân hoặc một câu chuyện đầy kịch tính cũng là một cách tuyệt vời để lôi kéo sự chú ý của người nghe.
Ví dụ, một học viên từng tham dự hội thảo về đề tài thuyết trình trước công chungscura chúng tôi đã bắt đầu bài thuyết trình của mình trước một hội nghị toàn quốc về nghệ thuật bán hang của mình như sau:
Quả thực, chưa bao giờ tôi thấy lo sợ đến thế. Trong một lần tập nhảy dù, khi chiếc máy bay ọp ẹp rung lên, rồi bây xuyên qua những đám mây, tôi đã cắn chặt răng bà mong giữ mình khỏi bị va chạm. Tiếng gió gào rú qua cánh của mở toang. Tiếng huấn luyện viên thét hỏi: “ Anh đã sẵn sàng chưa”. Và, không để tôi kịp trả lời, anh ta hét to: “Nhảy!”.
Bây giờ tôi xin phép được hỏi: “ Quý vị đã sãng sang ‘nhảy’ vào một chương trình bán hang cực kỳ mới, cực kỳ hấp dẫn chưa?”. Trước khi trả lời, xin mời quý vị, 1, 2, 3… Nhảy!
Chuyển ý phần giới thiệu vào mục đích cuộc nói chuyện của bạn
Hãy để phần giới thiệu đóng vai trò là cầu nối gắn kết với phần noioij dung chính của bài diễn thuyết. Ví dụ, một người chỉ dẫn về kỹ thuật sơ cấp cứu đã bắt đầu bài nói của mình bằng một con số thống kế ấn tượng về những vụ đau tim, tiếp đó ông nói:
Mục đích của buổi nói chuyện hôm nay của tôi là giới thiệu với các bạn một kỹ thuật sơ cấp cứu rất hiệu quả mà bất kỳ sai cũng có thể học được, đó là kỹ thuật lấy lại nhịp tim đã ngừng đập, thường được gọi là kỹ thuật CPR"...
Nguồn trích từ sách Sức Mạnh Ngôn Từ
 
Chia sẻ:

Bình Luận