Cải Thiện Ngôn Ngữ Và Phong Cách Nói (Phần 1)

Nói nhanh
Trình dộ bài điễn văn có thể hoàn toàn ổn thỏa đối với bạn. Nó phù hợp với khó chất và khuynh hướng phản ánh nhận biết về tính gấp gáp . Nhưng tốc độ diễn đạt quá nhanh có thể dẫn đến nhiều lối tắt cho độ rõ của phát âm, khiến người khác phải căng óc để hiểu được bạn. Bạn có nghi ngờ rằng tốc độ phát ngôn là vấn đề của bạn và điều khó chịu cho người khác? Hãy cùng nhau thực hiện bước đầu tiên để tìm hiểu!
Tư liệu sau được diễn tả bằng ngôn ngữ dễ hiểu, không phức tạp và không gây cảm xúc.
1. Bạn sẽ đọc đoạn văn này thật to. Luyện tập cho tới khi trở thành tốc độ đọc bình thường của banh. Tham khảo ý kiến từ một người bạn để biết được lần này bạn có thành công hay không. Hành vi đọc to có xu hướng khiến người ta chậm lại, vì vậy nếu bạn đọc nhanh quá tư liệu này tức là bạn cũng đối thoại rất nhanh.
2. Bây giời hãy ghi âm lại và tính giờ cho bài đọc.
3. Bạn sẽ nghe lại đoạn băng và đưa ra hai khẳng định:
  • Thanh âm như thế nào? Đã tốt hơn chưa, nhờ ai đó (người nghe trung lập) nghe và nói cho bạn biết diễn đạt của bạn ra sao. Đó là người đặc biệt quan trọng vì bạn chỉ có thể “ nghe” những gì bạn đã dự định nói, không phải là những gì bạn đã thực sự nói.
  • Bạn mất bao nhiêu thời gian để nói? Đoạn văn dưới đây gồm khoảng 160 từ và thời gian lý tưởng là khoảng một phút để đọc. Con số giữa 155 và 175 từ trong một phustlaf tốc độ tối ưu cho đối thoại thông thường. Đó có thể là tốc độ mục tiêu của bạn.
  • Nếu bạn thấy tốc độ nói thường  ngày của mình quá nhanh (thông qua phản hồi hay tính toán số lượng từ vựng thực tế), bạn cần có chiến lược loại bỏ thói quen ấy. Hãy xem nó như việc phát triển một phong các nói riêng biệt, như là nói một ngôn ngữ khác hay đóng một vai trong vở kịch. Hãy xem sự chậm rãi này như thói quen vốn có, chỉ cần thêm thắt vào phong cách thường lệ của bạn. Chúng tôi biết cách phát triển những thói quen diễn đạt mới như vậy.
  • Hãy đọc đoạnh văn thực hành cho tới khi bạn có thể gói gọn nó trong vòng một phút. Ghi âm lại. Lắng nghe vài lần để làm quen với cảm nhận và âm thanh dưới tốc độ này: nhịp thở và thời gian sắp đặt cho độ rõ của phát âm. Dành chút thời gian cho bước này để bạn có thể học được cách cảm nhận từ cơ thể.
  • Tìm tài liệu nào đó có miêu tả hoặc văn phong dễ dàng, có thể một bài báo, và cố gắng đọc với tốc độ 160 từ/phút. Tiếp tục kiểm tra số từ trong một phút và bấm giờ. Chú ý: bạn có thể khởi đầu tốt nhưng sai đó mất tập trung và tăng tốc vì lúc đó bạn đã đặt tâm trí vào tài liệu. Đề phòng điều này, luyện tập có hiệu quả cần chú tâm và cẩn trọng, với mục tiêu luôn ở trong đầu. Điều này đặc biệt đúng khi giải quyết vấn đề kiểm soát tốc độ.
  • Hãy nghe cuộn băng vài lần để thấy quen thuộc và thoải mái với tốc độ mới. Tìm tài liệu khác và lặp lại quy trình ghi âm/nghe.
  • Bắt chước bài diễn thuyết ghi âm mà không cần đọc. Nghĩ về điều gì bạn thấy dễ dàng và nói to. Bạn có thể bắt đầu bằng một đoạn văn bạn từng ghi nhớ trước đây, chẳng hạn như bài diễn văn Gettysburg Address của cựu tổng thống Abraham Lincoln, để luyện tập kiểm soát tốc độ.
  • Lưu lại thư thoại trên điện thoại để sau đó nghe và biết mình đã thực sự nói chậm hơn hay chưa.
  • Gọi cho một người nghe nào đó ở bên ngoài và duy trì tốc độ 160 từ/phút. Ghi âm, lắng nghe. Ghi âm lắng nghe. Ghi âm lắng nghe. Bnạ cần thực hiện đầy đủ công việc luyện tập có ý nghĩa này để đảm bảo cảm thấy thoải mái với tốc độ diễn đạt. Thành công phụ thuộc vào thiện ý chú tâm luyện tập ban đầu của bạn.
  • Áp dụng tốc độ diễn đạt này đối với những người nghe trung lập. Có thể thực hiện thông qua khảo sát trên điện thoại, phỏng vấn một nhân viên cửa hàng, hay gọi món trong nhà hàng. Sau khi luyện tập đầy đủ, bạn có thể áp dụng thành công tốc độ diễn đạt này với những người theo bạn là quan trọng.
  • Khi bạn cảm thấy bị xúc động, chắc chắn bạn sẽ quay lại với tốc độ phát ngôn quen thuộc ban đầu. Hãy nhắc nhở bản thân về tốc độ khi bạn đọc to. Điều đó giống như việc bạn nói một cách tự nhiên – chín chắn, am tường và rõ ràng – đã trở tành bản chất.
Nguồn: Trích Từ Sách Cải Thiện Ngôn Ngữ và Phong Cách Nói.
 
 
Chia sẻ:

Bình Luận