Cải Thiện Ngôn Ngữ Và Phong Cách Nói Phần 3

* Xây dụng ngữ vựng bằng mắt
Tôi chọn một quyển sách nhỏ nói về giao tiếp trước công chúng bán tại viện địa phương (có giá bốn mươi xu). Khi lướt qua vài trang, tôi để ý thấy có những chấm nhỏ bằng mực ở một số từ (cợt nhả, chọn lọc, kiểm soát), tổng cộng có ba mươi bốn từ được đánh dấu. Ở trang 24 là những dấu chấm cuối cùng (vang dội, đệm vào). Ở trang 109 có một vài từ khá hay (xác chết cứng đơ, giành quyền ưu tiên, xum xuê xanh tốt), nhưng người đọc này đã không đánh dấu thêm hoạc nói chung là đã ngừng đọc. Lý do gì khiến ai đó phải đánh dấu vào từ ở trang đầu đến trang 24 như vậy? Và bằng một cây bút bi?
Tôi tin là người đó đang ghi chú lại những từ mà họ không biết. Điều này thể hiện tư duy ham tìm  tòi hiểu biết ngữ nghĩa mới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy họ đã chuyển sang bước thứ hai: tìm hiểu cách phát âm và cách dùng từ. Những trang giấy bỏ trống trong quyển sách đáng lý ra phải là nơi ghi chép thích hợp.
Khám phá ra từ vựng mới trong các tài liệu đọc là thời điểm lý tưởng cho ta học tập vì chúng đã được đặt trong ngữ cảnh thể hiện tốt nhất các yếu tố ngữ nghĩa. Hãy tận dụng cơ hội này để thực hiện những công việc sau:
1. Ghi chép và đánh dấu từ. Lưu lại từ bằng chữ viết của bạn. Ví dụ, viết lại từ g-e-r-m-a-i-n.
2. Sau khi tham khảo từ điển để xác định cách phát âm, hãy tự phiên âm theo cách bạn nói – có thể là “jer MAIN” – và ý nghĩa của nó (thực sự phù hợp). Tôi không nghĩ rằng từ vựng được tạo thành từ việc gõ bàn phím có khả năng giúp bạn tiếp thu tốt hơn là từ vựng viết tay. Hãy viết lại một số câu có chứa từ đó “ Những nhận xét của anh ấy không thực sự phù hợp với chủ đề”. Bnạ cũng có thể viết lại ngay nơi trang bạn thấy từ vựng có mặt – chẳng hạn “Trang 20: Bạn không cần thiết phải bác bỏ một chủ đề thực sự phù hợp vì lý do bạn chỉ có vài điều đáng giá liên quan để thảo luận”.
Đến lúc này, còn lại mình bạn với quyển sách và cây bút chì. Bạn đã hoàn thành những gì có thể làm để đánh giá về mặt kiến thực đối với từ vựng. Nhưng từ vựng cần phải được gọt dũa thực sự thông qua chính con người bạn để chiếm một vị trí trong bạn.
3. Hãy đọc to những câu bạn viết và sau đó lặp lại mà không cần nhìn vào giấy. Tập trung vào việc thưởng thức ngữ vựng trong bối cảnh phát ngôn.
4. Giờ đây bạn có lẽ mong được sử dụng vài lần trên thực tế để thực sự làm chủ ngữ vựng. Sao không thử gọi điện bạn bè và thử nghiệm? Sao lại không chọn một người bạn am tưởng  ngữ vựng có thể hiểu những gì bạn đang cố gắng làm và sẽ hỗ trợ bạn trong vài thí nghiệm? Với loại hình luyện tập nói-to-lên như thê này, những gì đập vào mắt bạn sẽ được thể hiện bằng diễn đạt. Chẳng phải đó là một ý tưởng tốt hay sao?
* Thể hiện so với giao tiếp
Thế nào là tự thể hiên? Nghĩa là nói những gì bạn muốn nói bằng phong thái tự nhiên của bản thân. Đó là cách bạn tiếp cận vấn đề bằng ngôn ngữ thường dùng, cùng với mạch tường thuật theo trải nghiệm riêng. Đó là màn tự trình diễn trước công chúng  mà 100 phần trăm sự tập trung của bạn là hướng vào việc tìm kiếm và biểu đạt suy nghĩ của bạn, trái ngược với giao tiếp nghĩa là người nghe luôn xuất hiện trước tiên trong đầu bạn khi bạn nói. Giao tiếp giống như mối liên hệ trực tiếp giữa bạn với người nghe. Bạn nói ngôn từ của họ, bạn đáp ứng mối quan tâm của họ và bạn đi vào vấn đề trong phạm vi đề cập đến họ. Bạn đọc được phản ưng của họ ngay cả khi đang nói (vid vậy mới có tầm quan trọng của giao tiếp bằng mắt trong đối thoại và nói chuyện trước công chúng). Nếu sự cân nhắc này có thể trở thành thói quen song hành cùng bạn, những kỹ năng giao tiếp của bạnnh – mang tính tập thể và cá nhân – sẽ tiến bộ đáng kể.
Đa số chúng ta khá thành thạo điều này trong tình huống một - đối - một. Thường thì tình huống số đông mới đánh bại chúng ta.
Nếu bạn nghĩ mình có khá nhiều dấu hiệu tự thể hiện mà không phải là giao tiếp, đây là chương trình bảy-bước bạn có thể áp dụng ngay cả trong việc kinh doanh và môi trường xã hội, bắt nguồn từ mong muốn chân thực được giao tiếp (tức là “giao tiếp thông thường”) với mọi người.
1. Dành thời gian tìm hiểu trình độ học vấn/sở thích của người nghe. Nếu ai đó hỏi bạn đường đi đến một nơi nào đó, bạn phải biết hiện thời họ đang ở đâu, đúng không? Bạn phải biết được sự gắn bó chung nhất của họ đối với lình vực liên quan để dẫn dắt họ đi từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả. Bạn có thể vận dụng khả năng suy đoán hoặc đặt vài câu hoi mang tính thăm dò bước đầu. Hãy thận trọng với tất cả thông tin bạn có để thu nhập từ những tương tác nhằm nhận được phản hồi thích đáng nhất cho việc tạo dựng mối liên hệ thực tế với con người cụ thể này.
2. Lựa chon từ vựng phù hợp. Nếu bạn suy xét được hết các đặc điểm khác biệt giữa người với ngườ, đó sẽ là một ngạc nhiên vì chusngta cũng có thể giao tiếp như thế! Nhưng tuyệt vời hơn nữa là khả năng ngôn ngữ của chúng ta quá phát triển, cho phép chúng ta lựa chon từ vựng khớp với hoàn cảnh. Một thông báo vắn tắt dành cho người khách hàng xóm chắc hẳn phải khác với bản báo cáo trước cấp trên; dữ liêm truyền đạt cho đồng nghiệp phải khác phải khác với đối thoại mang tính xã hội trước nhân viên mới. Việc áp dụng ngôn ngữ mang tính kỹ thuật cao cho người không hiểu biết chẳng những khiến họ lúng túng mà còn khiến họ cảm thấy ngớ ngẩn, vì thế sẽ tạo ra khoảng cách lớn quá mức cần thiết giữa con người.
3. Nói về nghề nghiệp là đặc điểm phổ biến của hầu hết những giới thiệu làm quen. Nghề nghiệp liên quan đến khoa học và kỹ thuật thường mang tính đặc thù đến mức những mô tả dễ hiểu cũng trở nên thách thức với người ngoài chuyên môn. Chức vụ hay bản chi tiết công việc của bạn có thể là rào cản thay vì cầu nối đối với những người không thực lĩnh vực bạn đang làm (“Tôi là một kỹ sư máy tính”). Bạn cần phải tìm kiếm những hình tượng và kinh nghiệm từ chính người nghe để xây đắp cây cầu đó, giúp họ hiểu được công việc của bạn là gì. Thậm chí nếu công việc không có tính chuyên môn (“Tôi là một trợ lý văn phòng thí nghiệm”), một vài phác họa riêng biệt bằng ngôn ngữ tả thực sẽ giúp người nghe hiểu bạn hơn (“Tôi phải đảm bảo máu và mẫu nước tiểu được nhãn nhán chính xác ghi vào biên bản và đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích”, xen kẽ với những chi tiết khác). Hãy để tôi cho bạn thêm ví dụ từ công việc của tôi với vai trò huấn luyện diện đạt. Nếu được hỏi về công việc, tôi sẽ nhận định câu trả lời dành cho người hỏi như sau:
. Đối với người nội trợ: “Bạn biết nhiều người không chịu đựng được giọng nói của mình trong băng ghi âm ra sao không?”. (Cô ấy gật đầu). À, tôi là người họ giúp họ cải thiện thanh âm”.
. Đối với một cậu bé bảy tuổi: “Có những cô cậu bé trong lớp cháu không nói chuyện bình thường được như những bạn khác phải không?”. (Cậu bé gật đầu).”À, bác là giáo viên chuyên giúp những học sinh này trò chuyện tốt hơn”.
. Đối với người điều hành công ty: ”Tôi huấn luyện những người điều hành công ty cách thức giao tiếp súc tích và có tác động mạnh”.
4. Nếu biết mình sắp thể hiện thông tin nào đó, trước hết hãy suy nghĩ để có thể diễn đạt theo trình tự mạch lạc khiến người nghe dễ tiếp thu và tránh bắt người khác phải  nghe những phát biểu vụng về ngay lập tức. Moị người không thích ngồi suôt buổi để nghe bạn ngân nga, hắng giọng, đọc văn xuôi và lặp đi lặp lại. Đừng đưa họ vào bếp trong khi họ chỉ muốn được ăn bánh.
5. Khiến mọi người cảm thấy an toàn khi họ đặt câu hỏi mong được sáng tỏ. Nhiều người chỉ biết gật đầu và mỉm cười hy vọng kết thúc đối thoại mà không biểu hiện rằng họ hoàn mù tịt. Có khả năng dẫn đến hiểu lầm nghiêm trọng cùng những hệ quả thực tế nếu người nghe quá lúng túng khi thừa nhận mình bị vùi lấp bởi thông tin. Những khác biệt văn hóa và tôn giáo (bao gồm cả việc miễn cưỡng chấp nhận sự hiểu biết) cũng có thể tăng thêm mối nguy hiểm đối với hành động chiếm lĩnh ngôn từ có tính chung nhất.
6. Đi vào vấn đề ngay lập tức khi đàm phát với những người đưa ra quyết định. Nếu họ muốn có dữ liệu hay chi tiết, họ sẽ yêu cầu. Nếu bạn tôn trọng thời gian của họ, họ sẽ tôn trọng ý tưởng của bạn.
7. Cẩn trọng lựa chon đối thoại ngắn trong giao tiếp có tính xã hội. Tán gẫu là thời điểm để bạn pha trò trong cơ hội diễn đạt thường xuyên, giống như những tràng vỗ tay trong một trận đấu quần vợt. Đừng dấm thân vào những thông tin chi tiết hay bất cứ điều gì phức tạp. Điều đó chỉ phù hợp với cuộc họp tiếp nối nhằm thu hút tập trung cao độ. Những tình huống xã hội phát sinh là nhằm phục vụ cho hoạt động tương tác giữa con người, không phải là những câu chuyện dài.
Nếu bạn sẵn sàng đầu tư 50 phần trăm sự tập trung vào người nghe/thính giả, bạn sẽ nhận được 100 phần trăm lĩnh hội từ phía họ.
Nguồn: Trích từ Sách Cải Thiện Ngôn Ngữ và Phong Cách Nói.
Chia sẻ:

Bình Luận