Bí Quyết Sử Dụng Cử Chỉ Tay Trong Tỹ Năng Thuyết Trình

Tầm quan trọng của ngôn ngữ đôi tay khi thuyết trình
Trong xã hội hiện đại, cử chỉ tay trở thành 1 phần quan trọng không thể thiếu trong kỹ năng thuyết trình. Có thể nói, nhiều khi việc kết hợp nhiều cử chỉ tay khác nhau lại tạo cho người ta dáng vẻ thân thiện và tăng hiệu quả khi thuyết phục người nghe hơn.
Cử chỉ tay khi thuyết trình có thể được sử dụng 1 cách có chủ ý. Trong trường hợp này, các khóa học về ngôn ngữ cơ thể có thể cung cấp cho bạn những bài học, kinh nghiệm quý báu trong giao tiếp, góp phần không nhỏ đem lại thành công cho bạn. Lúc này, cử chỉ tay thường được sử dụng để biểu đạt 1 thông điệp nào đó hoặc khi muốn kiểm soát lời nói của người khác hoặc ra dấu hiệu thay thế cho lời nói...
Bên cạnh đó, nhiều lúc cử chỉ còn được sử dụng 1 cách tự động và vô thức khi nói. Lúc này, chủ nhân thường ít hoặc không để ý đến điệu bộ của mình, nhưng trong thực tế, những điệu bộ này có thể bị đối phương đón nhận và "mổ xẻ" với những phán đoán nhất định. 
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, chúng ta thường chú ý đến những người kết hợp nhiều cử chỉ tay với lời nói hơn.
Thực tế nếu biết cách diễn tả bằng tay, đó sẽ là “vũ khí” lợi hại trong thuyết trình nói riêng và trong giao tiếp nói chung. Ngoài tác dụng bổ trợ, ngôn ngữ của đôi tay còn khiến bài thuyết trình trình của bạn sinh động hơn.
Chính vì lẽ đó, ngay cả khi là nhà lãnh đạo hay chỉ là nhân viên văn phòng, việc học hỏi cử chỉ tay khi thuyết trình là điều cần thiết. Nó được xem như 1 cách thức giúp bạn "biết mình biết người" hơn.
Các kiểu và công dụng của động tác tay trong kỹ năng thuyết trình
Khi thuyết trình, nếu đôi tay bị thừa ra sẽ rất thiếu chuyên nghiệp. Động tác tay tự nhiên và ổn định có thể giúp cho giáo viên trình bày vấn đề một cách bình tĩnh; động tác tay nhanh và mạnh có thể giúp cho tình cảm diễn giả thăng hoa, bay bổng hòa mình vào bài giảng. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về các kiểu và công dụng của động tác tay, đây là một kỹ năng sống cần thiết giúp chúng ta sử dụng linh hoạt ngôn ngữ này của cơ thể, góp phần tăng hiệu quả thuyết trình. Về đại thể, có ba kiểu động tác tay:
Kiểu thứ nhất là kiểu chỉ thị.
Chủ yếu là chỉ những số lượng cụ thể, đây là động tác mà người nói có thể đếm hoặc chỉ chính xác vào một người hoặc một vật đang hiện diện ở trong cuộc nói chuyện, đem lại nhận thức trực quan cho người nghe. Đây là cách dùng tay thường xuyên nhất và cũng ở mức độ thấp nhất của người giáo viên.
Kiểu thứ hai là kiểu mô phỏng (mô tả).
Đây là kiểu mà giáo viên vừa nói vừa dùng hai tay minh họa và mô tả sự vật hiện tượng nào đó, cung cấp cho người nghe một sự hình dung cụ thể hơn. Cách này đòi hỏi người nói phải nhuần nhuyễn vấn đề cần trình bày, có thể lộn xuôi hay lật ngược vấn đề mà vẫn giữ được trọng tâm của nó.
Kiểu thứ ba là kiểu tình cảm.
Đây là kiểu mà người nói dùng tay để biểu hiện tình cảm và lan tỏa tình cảm đến người nghe. Kiểu dùng tay này thường thấy ở những người giáo viên lâu năm, có vốn sống phong phú. Người thầy biết cách thả hồn mình vào bài giảng và bộc lộ cảm xúc đúng lúc. Khi đôi tay của họ kết hợp với ngôn từ bay bổng và giọng nói có tốc độ và thanh điệu phù hợp sẽ làm cho những lý luận vốn "khô như ngói" trở nên mềm mại hơn.
Tuy nhiên không phải vận dụng tay lúc nào cũng đem lại hiệu quả, không được lạm dụng mà phải sử dụng đúng mực. Không nên sử dụng quá nhiều động tác tay dẫn đến huơ tay, vung tay, biên độ của hai tay cũng không được quá lớn. Động tác tay cũng tạo ấn tượng như ánh mắt, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ mất đi sức mạnh tình cảm của nó. Nói chung, động tác tay tự nhiên và ổn định có thể giúp cho người nói thuyết minh vấn đề một cách bình tĩnh; động tác tay nhanh và mạnh có thể giúp cho kỹ năng thuyết trình hiệu quả hơn.
Các nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng đôi tay trong bài thuyết trình. Khi thuyết trình, nhiều người thường thấy “tay chân thừa thãi”, lóng ngóng, bối rối không biết giấu tay vào đâu. Để không rơi vào trường hợp này, các bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc sử dụng đôi tay sau đây:
  • Nguyên tắc trong cả khi thuyết trình và giao tiếp là phải luôn để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm.
  • Nếu ta vung tay cao quá, tay sẽ che mất mặt, làm cho âm ta phát ra không rõ. Nếu tay vung thấp quá, những người ngồi xa sẽ không nhìn thấy tay ta.
  • Để tay trong khoảng từ thắt lưng tới dưới cằm ta sẽ vung thoải mái nhất, thuận lợi nhất trong giao tiếp và trông cũng tự nhiên nhất.
  • Khi tay vung, luôn nhớ rằng vung “trong ra, dưới lên” – có nghĩa là đưa tay hướng từ trong ra ngoài, và hướng từ dưới lên.
  • Ta cũng nên chú ý luôn ngửa tay, và các ngón tay khép lại. Lòng bàn tay ngửa bày tỏ sự mong đợi, thu thập ý kiến, ngược lại thì hàm ý đè nén, dồn ép thính giả.
  • Các ngón tay khép bày tỏ sự nghiêm túc, ngón tay mở mang lại cảm giác thiếu sinh lực, thiếu nhiệt tình, cảm giác ta đang vơ vét, cào cấu cái gì đó từ bên ngoài vào.
  • Bí quyết sử dụng đôi tay trong thuyết trình đó là nên chú ý liên tục đổi tay tạo sự khác biệt. Vung tay thì tốt, nhưng vung mãi một tay thì chẳng khác nào chèo thuyền một mái. Nói hai ý là phải vung hai tay khác nhau để người nghe dù không chú ý cũng có thể cảm nhận rõ ràng đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau.
  • Một số điều nên tránh trong ngôn ngữ đôi tay
  • Khoanh tay: tạo sự xa cách, phòng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con người luôn có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Trẻ con thường xuyên núp sau váy mẹ mỗi khi sợ hãi. Lớn lên, hành động “núp” đó của nó biến đổi thành động tác khoanh tay: tự tạo rào cản một cách vô hình cho mình. Một người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét.
  • Hoa chân múa tay” quá nhiều, liên tục: Tạo cảm giác mệt mỏi cho thính giả.
  • Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập.
  • Trỏ tay: Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta cũng không nên chỉ tay vào thính giả.
  • Cầm bút hay que chỉ: Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo đà tay vung.
  • Một số chú ý về ngôn ngữ cơ thể khác trong kỹ năng thuyết trình
  • Trừ trường hợp thật đặc biệt, phi ngôn từ mới thay thế được ngôn từ còn lại, ngôn từ vẫn đóng một phần quan trọng vào bài thuyết trình, phi ngôn từ chỉ giúp cho bài thuyết trình đó đặc sắc và thu hút hơn mà thôi. Vì vậy đừng vì quá chú tâm vào ngôn ngữ hình thể mà quên mất một dung của bài thuyết trình.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể cần phải hết sức tự nhiên, tránh gượng ép, câu nệ. thà rằng bạn không có những ngôn ngữ cơ thể còn hơn là đẻ những ngôn ngữ cơ thể vụng về, hình thức làm khán gải phát chán và không muốn nghe bài nói của bạn.
  • Tránh việc sử dụng quá nhiều ngôn ngữ cơ thể. Điều này rất quan trọng. Việc sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể sẽ khiến khán giả của bạn chú ý  vào nó hơn là những gì mà bạn nói, một con dao hai lưỡi.
  • Cuối cùng và quan trọng nhất, không có bất cứ một công thức nào nói rằng bạn phải thế này hay thế nọ. Tất cả là phụ thuộc vào bản thân bạn, phong cách của bạn. Bill Gate khi thuyết trình trước hàng nghìn người vẫn đút tay vào túi quần. Steve Jobs trong bài phát biểu để đời tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học Stanford chỉ đứng một chỗ cố định. Chàng trai kỳ diệu Nick Vujicic, không chân không tay vẫn huyết trình trước hàng nghìn người và khiến cho hàng triệu người phải thổn thức khi nghe anh nói… Tất cả phụ thuộc vào bản thân bạn.
Kết luận:
Tay là một trong những ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng thuyết trình. Khi nói trước đám đông, đừng bao giờ để đôi tay mình thừa thãi, hãy biết kết hợp giữa giọng nói, nét mặt và cử chỉ đôi tay,… để giúp bài thuyết trình của mình thật hoàn hảo. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là hãy đặt xúc cảm và sự chân thành của mình vào bài nói, như thế mới có thể chạm được vào trái tim của người nghe, khiến người nghe có cùng cảm xúc với mình thì bài thuyết trình đó mới thực sự là thành công.
Nguồn: Sưu Tầm Từ Internet
Chia sẻ:

Bình Luận