4 Điều Người Nghe Muốn Ở Người Trình Bày

1/ Trình bày dễ nghe
Trước tiên, giọng nói của người trình bày cần tròn vành rõ chữ
Thứ hai, không nói quá nhanh
Thứ ba, cần biết ngắt nghỉ đúng nơi đúng chỗ để người nghe hiểu đúng thông điệp bạn muốn truyền tải
2/ Trình bày dễ hiểu
Làm thế nào để đánh giá được là người nghe đã và đang hiểu bạn trình bày gi? Đơn giản lắm, hãy quan sát biểu hiện của người nghe bạn sẽ có câu trả lời. Cụ thể:
Người nghe có hay bị mất tập trung hay không?
Biểu hiện hành vi như là: sử dụng điện thoại, nói chuyện với người bên cạnh, khuân mặt họ bần thần, mắt lim dim, hay ngáp…Nếu có, nghĩa là họ chưa hiểu bạn đang trình bày gì hoặc bạn chưa tạo được sự chú ý với họ, nội dung bạn chưa hấp dẫn với họ.
Ngược lại, nếu họ hiểu, họ sẽ biểu hiện những hành vi sau đây: cơ thể họ hơi hướng về phía của bạn (chồm về phía bạn ít thôi nhé, nếu chồm về nhiều thì xem chừng bạn đang nói quá nhỏ hoặc quá nhanh, khi đó bạn cũng hãy nhanh chóng điều tiết lại cho phù hợp). Mắt của họ rất sáng, con ngươi mở to, họ sẽ đưa ra dấu hiệu gật gật đầu, cười cười nhẹ…rồi có thể họ sẽ vỗ tay vì khoái chí…Tốt đó, bạn đang trình bày khá thu hút đó, nội dung của bạn rất hấp dẫn, tạo sự tò mò cho họ. Xin chúc mừng.
3/ Đơn giản để nhớ
Để có được điều này thì ngay ở cấu trúc trình bày của bạn phải thật sự đơn giản. Lỗi mà người trình bày thường gặp là: Đưa ra quá nhiều thông điệp. Vậy chúng ta cần chọn lọc ra 1 hoặc 2 thông điệp đắt nhất, ưu tiên nhất để chia sẻ trong 1 lần trình bày thôi nhé.
Tiếp theo, hãy trình bày bằng ngôn ngữ quen thuộc với đối tượng người nghe của bạn. Chẳng hạn, trình bày với công nhân thì không thể nói với ngôn từ chiến lược như khi trình bày với lãnh đạo. Trình bày với nông dân thì không thể nói những cụm từ mang ngôn ngữ kính tế quá nhiều. Vậy việc này tùy thuộc vào khả năng tìm hiểu đối tượng người nghe của bạn có kỹ chưa?
Một mặt, dễ nhớ là khi người nghe không cần ghi chép nhưng vẫn nhớ thông điệp ta nói là gì. Vậy thì bạn hãy lặp đi lặp lại thông điệp bạn muốn truyền tải trong buổi thuyết trình nhé. Nếu như bạn đã xem video clip của Dananjaya Hettiarachchi – quán quân cuộc thi Public speaking vào năm 2014 thì bạn sẽ thấy rằng Anh ấy đã lặp đi lặp lại rất nhiều cụm từ: “I see something in you, but I don't know what it is” trong phần thi của mình, mà ai nghe xong đều sẽ nhớ mãi.
4/ Đơn giản để ứng dụng
Điều cốt yếu là sau bài trình bày của bạn, người nghe sẽ hành động 1 điều gì đó đúng không ạ?
Nếu như họ không biết họ sẽ hành động điều gì sau bài chia sẻ của bạn, hoặc họ cũng biết đó, nhưng lại không rõ sẽ làm bằng cách nào? Điều người trình bày cần làm là: cụ thể, chi tiết và rõ ràng điều bạn muốn người nghe thực hiện.
Nguyễn Thành Quốc
Nguyễn Thành Quốc
Anh là người sáng lập và điều hành Tâm Tâm Training từ 1/2016. Tâm Tâm Training là tổ chức đào tạo được tin yêu, tập trung nghiên cứu và triển khai những giải pháp về phát triển năng lực trình bày/thuyết trình/đào tạo/huấn luyện/diễn thuyết/hùng biện dành cho các cá nhân và tổ chức.

Các chương trình huấn luyện tiêu biểu được anh Nguyễn Thành Quốc thiết kế và trực tiếp đào tạo

Công thức góp phần tạo nên thành công trong đào tạo của anh Nguyễn Thành Quốc gói gọn trong trong 4 chữ T: Từ Tâm - Tâm Lý - Tâm Huyết - Truyền Cảm Hứng

 
Chia sẻ:

Bình Luận