H2H SPEECH ACADEMY

CẢM ƠN ANH CHỊ GHÉ THĂM
HỌC VIỆN THUYẾT TRÌNH TỪ TÂM

Nơi Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chuyên Sâu Về Thuyết Trình

Nhà Cố Vấn Từ Tâm

Trong bối cảnh môi trường việc làm đang thay đổi ngày càng nhanh chóng, việc tìm kiếm cho mình một Mentor sẽ mang lại những cơ hội vô giá, một kho báu "tài sản" đáng quý giúp định hình và phát triển sự nghiệp của mỗi người.
Những bậc đại tài trên toàn thế giới, như Steve Jobs, Oprah Winfrey, Bill Gates, và Mark Zuckerberg đều tin rằng mentor chính là người đã đưa ra những lời khuyên thiết thực, các cơ hội kết nối lý tưởng, vạch ra những kế hoạch, đưa ra những định hướng mang tính chiến lược mà chỉ có thể được đúc rút từ chính kinh nghiệm của mentor đó - chứ không thể học được từ sách vở.
Chắc các bạn sẽ bất ngờ khi mentor của ông trùm công nghệ lẫy lừng thế giới Steve Jobs là vị thiền sư. Theo những câu chuyện được kể lại, Steve Jobs đã có một thời gian cực kỳ khó khăn trước khi gặp Otogawa. Thiền sư Kobun Chino Otogawa chính là cố vấn tâm linh của Steve Jobs, người đã nâng đỡ Steven lúc ông đang cảm thấy bế tắc trong cuộc sống. Ảnh hưởng của vị Thiền sư này lên Steve Jobs có thể thấy rõ qua triết lý tối giản trong các thiết kế của sản phẩm Apple. Vị Thiền sư này cũng hiện diện ở những sự kiện quan trọng mang tính cá nhân trong cuộc đời Steve Jobs.  

Và càng ngạc nhiên hơn khi người Mentor cho ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg ngay từ những bước chân đầu tiên khi thành lập Facebook lại chính là Steve Jobs. Nhờ những lời khuyên và cố vấn trực tiếp từ Steve Jobs, khi đối mặt với nhiều khó khăn để ngày nay hình thành một đế chế công nghệ hùng mạnh. Vào năm 2011, khi Steve Jobs qua đời, Mark Zuckerberg từng chia sẻ: "Steve, cảm ơn ông vì đã luôn là một mentor, một người bạn tuyệt vời. Cảm ơn ông vì tất cả những gì ông đã làm để thay đổi thế giới. Chúng tôi sẽ luôn nhớ đến ông!"

Một người nữa mà chắc chắn Bạn sẽ biết đó là tỷ phú thế giới Warren Buffett. Đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của ông chính là nhờ người Mentor: Benjamin Graham. Nhờ sự cố vấn, hỗ trợ Benjamin Graham đã giúp Warren Buffett không những thay đổi rất nhiều về quan điểm đầu tư mà còn thay đổi được đường hướng của cuộc đời ông.

Như vậy qua các cặp Mentor – Mentee lừng danh trên thế giới, chúng ta nhận thấy rằng Mentor đóng vai trò khá quan trọng trong con đường sự nghiệp của một người. Có câu “When the student is ready, the teacher will appear - Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện”. Nếu Bạn đang có ý muốn, hoặc đang trên hành trình với mục tiêu trở thành một nhà đào tạo. Điều đầu tiên Bạn cần làm là: Hãy dành cho mình thời gian thinh lặng đủ nhiều để nói chuyện với bản thân và nghe tiếng nói bên trong trả lời: Vì sao tôi lại muốn trở thành nhà đào tạo?  
Nếu như sau quá trình tự vấn, “tiếng nói bên trong” mách bảo với Bạn rằng: “Trong tôi có một Ơn Gọi thiêng liêng, một Sứ Mệnh cao đẹp thôi thúc tôi trở thành Nhà Đào Tạo” thì Bạn có lý do để đọc tiếp phần sau.
Bạn có hoài bảo trở thành một nhà đào tạo, Bạn nghĩ rằng mình đam mê công việc  giảng dạy nhưng lại không biết mình nên bắt đầu từ đâu và có những cách nào để đạt được mục tiêu đó. Bên dưới là những điều mà Quốc có thể hỗ trợ Bạn khi Quốc là Mentor cho Bạn và Bạn là Mentee của Quốc.  
1. NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG & TẠO ĐỘNG LỰC CHO BẠN
Nghề đào tạo/huấn luyện là 1 nghề đặc biệt và cao quý. Cho nên “con đường đi” cũng rất đặc biệt. Nhiều người khát khao lớn nhưng không biết bắt đầu từ đâu, quyết tâm đi nhưng lại không thể đến.
Chưa kể, đây cũng là nghề mà có muôn vàn “cám giỗ” bởi sự “hào nhoáng” mà người có ý muốn hoặc mới bắt đầu “đi trên con đường đó” tự huyễn hoặc bản thân mình. Để rồi những “ý muốn” và “khát khao” đó trở nên quá nhỏ nhoi và mỏng giòn trước những gian truân, trở ngại họ gặp phải trên “hành trình khổ luyện”.  Nguy hại hơn nữa là “ảo tưởng và hào nhoáng” dẫn dụ họ tới “con đường lầm lạc”.
Do vậy,  cần lắm 1 người Mentor (Cố vấn) để truyền cảm hứng và tạo động lực cho Bạn (Mentee). Mentor và Bạn sẽ cùng vạch ra kế hoạch sự nghiệp trong ngắn hạn cũng như dài hạn và Mentor sẽ hướng dẫn cho Bạn đi đúng hướng, giúp Bạn tiết kiệm được thời gian, tài lực.
2. CHO BẠN LỜI KHUYÊN ĐÚNG LÚC:
Kinh nghiệm là người Thầy nghiêm khắc, bắt chúng ta phải trả giá đắt rồi mới dạy ta bài học. Nhưng với kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đào tạo của Mentor sẽ giúp ích rất nhiều cho Bạn, giúp Bạn giảm thiểu, tránh được nhưng rủi ro có thể gặp phải. 
Có rất nhiều những “ngã rẽ”, và rất nhiều những “khúc cua” trên hành trình bạn trở thành 1 nhà đào tạo. Thực sự là điều may mắn nếu Bạn có được những lời khuyên đúng lúc từ người Mentor trước những “ngã rẽ và khúc cua” ấy.
3. CÓ ĐƯỢC NHIỀU CƠ HỘI ĐẶC BIỆT:
Mentor sẽ giới thiệu, tạo điều kiện cho Bạn đến với những môi trường mà Bạn không có, ít có, hoặc rất khó cơ hội để tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm. Bạn được cơ hội trợ giảng trong những khóa huấn luyện Thuyết Trình Từ Tâm, Ứng Khẩu Từ Tâm và đặc biệt là khóa Nhà Đào Tạo Từ Tâm để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Được kết nối, gặp gỡ những nhà đào tạo khác trong lĩnh vực để học hỏi thêm kiến thức, tư duy mới.
           
Sự hướng dẫn này giúp Bạn có thêm nhiều “cánh cửa” để học hỏi, hoàn thiện và phát triển trong nghề đào tạo của mình.

4. NHẬN ĐƯỢC PHẢN HỒI ĐẮT GIÁ:
Việc Bạn tự nhận ra lỗi, điểm yếu của mình có thể là rất khó khăn. Nhưng khi có một người Mentor tốt, họ sẽ biết cách để đưa cho bạn những thông tin phản hồi thẳng thắn, đắt giá và sẽ hướng dẫn, cung cấp phương pháp để giúp Bạn cải thiện tình hình. 
Những phản hồi “sắt đá” có thể làm bạn “bừng tỉnh” giữa những cơn “mê muội”, nó có thể khiến bạn “đau nhói” nhưng nhờ đó bạn sẽ “trưởng thành”. Và chắc chắn sẽ chẳng có ai có đủ thời gian để theo dõi, đủ sự kiên nhẫn để quan sát và sẵn sàng cho bạn phản hồi ngoài người Mentor của Bạn.
5. XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MỤC TIÊU & HƯỚNG ĐI RÕ RÀNG: 
Nổi sợ lớn nhất mà Quốc từng trải qua là đối diện với cái chết ở biển Phan Thiết năm 2015. Nhưng nổi sợ ấy chỉ là 1 khoảnh khắc diễn ra trong vài giây ngắn ngũi. Ngẫm lại, sự chênh vênh không biết mình đi đâu về đâu, dai dẳng và giằng xé tâm can mới là nổi sợ hãi kinh hoàng.
  • "Tôi phải đi con đường nào?
  • Cô muốn đi đâu?
  • Tôi không biết!
  • Thế thì cô đi con đường nào cũng vậy thôi!”
Đoạn đối thoại của cô gái Alice với chú mèo Cheshire trong bộ phim “Alice ở xứ sở thần tiên”, tuy ngắn ngủi nhưng nó đã thức tỉnh bao nhiêu người trong chúng ta.
Thế thì Bạn đang đi đâu?
Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được. 
Cách riêng với Bạn – người đang muốn dấn thân vào lĩnh vực đào tạo, Quốc muốn gợi mở với bạn một vài câu hỏi: 
  • Điều gì thôi thúc Bạn để trở thành 1 nhà đào tạo? 
  • Bước tiếp theo Bạn dự định sẽ làm gì để đến gần hơn với mục tiêu trở thành 1 nhà đào tạo?
  • Bạn muốn đào tạo cụ thể là về lĩnh vực gì, chủ đề nào Bạn thật sự yêu thích để chia sẻ? 
  • Bạn có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó chưa? 
  • Kiến thức và kinh nghiệm đó đã đủ để giúp Bạn tự tin đứng trước đám đông trình bày chưa?
  • Bạn cần bao nhiêu thời gian rèn luyện để trở thành nhà đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó? 
  • Chủ đề Bạn dự định đào tạo có thực sự cần thiết cho mọi người không? 
  • Bạn làm thế nào để biến những kinh nghiệm, bài học xương máu, kiến thức, ý tưởng bạn đang có trong đầu để sáng tạo ra 1 khóa huấn luyện bài bản, vừa mang tính chất khoa học vừa là 1 tác phẩm nghệ thuật? 
  • Bạn đã chuẩn bị những năng lực cốt lõi của 1 nhà đào tạo để sẵn sàng đứng chia sẻ, giảng dạy trước mọi người rồi chứ?
  • Bạn sẽ làm gì để giới thiệu chương trình đó ra bên ngoài cách hiệu quả?
  • Bạn muốn trở thành 1 giảng viên tự do? hay một giảng viên đào tạo nội bộ trong 1 công ty? hay là giảng viên hợp tác cho một số công ty đào tạo nào đó? Hay Bạn muốn tự mình mở riêng 1 công ty đào tạo và là nhà đào tạo cho chính công ty của mình?
Còn vô vàn câu hỏi nữa, song nhiêu đó cũng đủ để Bạn 1 lần nữa suy nghĩ về con đường đào tạo mà Bạn muốn dấn thân. Khi Bạn có một người Mentor thì những “bài toán hóc búa” đó sẽ đơn giản hơn để tìm ra lời giải.
6. CÓ ĐƯỢC SỰ CHỈ DẪN CỤ THỂ:
Mỗi giai đoạn, ứng với những mục tiêu ngắn hạn khác nhau. Nếu Bạn có được những chỉ dẫn cụ thể: 
  • Làm gì và không nên làm gì? Làm bằng cách nào? 
  • Nên nghiên cứu những cuốn sách nào? 
  • Nên tham dự những khóa huấn luyện nào để nâng cao kỹ năng, kiến thức? 
  • Đâu là những cộng đồng, câu lạc bộ…bạn nên tham dự để học hỏi và mở rộng mối quan hệ? 
  • Tại sao trong giai đoạn này bạn nên tập trung rèn luyện năng lực thuyết trình chứ không phải năng lực điều phối, hay bất kỳ một năng lực nào khác trong 14 năng lực cốt lõi của nhà đào tạo? 
  • Bằng cách nào để Bạn ứng tuyển thành công vào những công ty đào tạo uy tín để vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm? 
  • Làm thế nào để trở thành một người trợ giảng đắc lực mà chuyên gia huấn luyện nào cũng muốn Bạn đi cùng? V.v…
Những chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện trong mỗi giai đoạn chính là chìa khóa giúp Bạn đạt được những cột mốc trong hành trình trở thành nhà đào tạo.
7. BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC SỰ HỖ TRỢ THƯỜNG XUYÊN, KỊP THỜI:
Vì người Mentor đã trãi qua con đường Bạn đang và sẽ đi, cho nên họ biết khi nào Bạn có thể gặp khó khăn, chỗ nào Bạn có thể gặp thất bại. Và họ xuất hiện đúng tại lúc ấy để hỗ trợ Bạn. Hoặc đơn thuần là họ thường xuyên hiện diện với Bạn chỉ để lắng nghe bạn than thở, chia sẻ những lo lắng, nhiêu đó cũng đủ để Bạn thấy ấm lòng và tin rằng con đường mình đang đi không hề cô đơn, mà luôn có ít nhất một người đồng hành – đó là Mentor của Bạn.

8. BẠN SẼ ĐƯỢC ĐÀO TẠO NHỮNG NĂNG LỰC CỐT LÕI & NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT NHÀ ĐÀO TẠO.
Tùy vào từng giai đoạn và mục tiêu của Bạn, Bạn sẽ có cơ hội được đào tạo những kiến thức, kỹ năng và được Mentor tạo điều kiện thực hành trong những môi trường thực tế để hình thành những năng lực cốt lõi của một người làm đào tạo. 
Hơn thế nữa, trong suốt quá trình đó Mentor cũng sẽ đưa ra những thách thức và phương pháp rèn luyện kỷ luật để giúp Bạn xây dựng, củng cố những thói quen và những phẩm chất cần có của một nhà đào tạo đầy uy tín, chuyên nghiệp, hội đủ 4T: 
Từ Tâm - Tâm Lý – Tâm Huyết – Truyền Cảm Hứng.
9. BẠN SẼ ĐƯỢC HUẤN LUYỆN KÈM CẶP 1 - 1:
Không chỉ dừng lại ở việc được đào tạo kiến thức, kỹ năng mà người Mentor sẽ trực tiếp “huấn luyện kèm cặp cho Bạn” từng công cụ. Quá trình đặc biệt này sẽ giúp Bạn hoàn thiện, phát triển nhanh chóng và tạo nên những đột phá vượt bậc.

10.  BẠN ĐƯỢC KHÁM PHÁ TÀI NĂNG & MỞ RỘNG VÙNG AN TOÀN CỦA CHÍNH MÌNH:
Người Mentor luôn muốn thấy sự tiến bộ và thành công của Bạn. Cho nên Mentor sẽ luôn đem đến những thách thức mới, giúp Bạn có những tư duy mới, cách làm mới vượt ra xa khỏi vùng an toàn mà Bạn đã từng, để Bạn khám phá ra những tài năng của chính mình.

Trong quyển sách bestseller Đừng bao giờ đi ăn một mình, tác giả Keith Ferrazzi đã khuyên người đọc nên tìm cho mình một mentor để thành công hơn, không chỉ trong nghề nghiệp mà cả trên đường đời.
Nếu như Bạn cảm thấy cần có một Mentor cho mình trong lĩnh vực đào tạo, hãy thực hiện bước đầu tiên trong quy trình 7 bước bên dưới, đó là gửi thư ngỏ qua mail Dichvututam@tamtamtraining.vn. Quốc sẽ phản hồi và có những bước tiếp theo trong quy trình này nếu như phù hợp. 

Chúc lành cho con đường Bạn đi gặp nhiều thuận lợi, hãy kiên tâm bền chí, hãy cứ bước vì đường sẽ mở dưới chân ta, hãy đi rồi sẽ tới.

Liên hệ với chúng tôi hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với anh chị sớm nhất!

ĐĂNG KÝ NGAY